Bí ẩn ngôi chùa Huyền Không Huế
Huế có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, không chỉ là những công trình kiến trúc của triều Nguyễn còn để lại hay những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng mà còn cả những điểm đến tâm linh thu hút du khách. Khách du lịch khi đến Huế hầu như ai cũng ghé đến chùa Thiên Mụ mà có lẽ không biết còn một ngôi chùa khá đẹp nằm ẩn sâu trong thung lũng, bao quanh là những đồi thông. Đó là chùa Huyền Không Huế, tên đầy đủ là Huyền Không Sơn Thượng.
Chùa Huyền Không Huế – Tuyệt tác soi bóng dòng Bạch Yến
Quý khách đã đến thăm chùa Thiên Mụ thì ngôi chùa Huyền Không Huế là sự lựa chọn tuyệt vời kế tiếp đấy. Ngô chùa nằm ngay sau ngọn đồi sau chùa Thiên Mụ. Đường lên cũng khá gập ghềnh và nhọc nhằn, khoảng 15-20 phút đi bộ là bạn sẽ đến. Chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm tại thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên – Huế.
Với độ cao 300m so với mực nước biển, ngôi chùa được cây cối và hồ nước bao quanh tạo nên không gian mát mẻ và dịu êm tuyệt vời. Mới đặt chân đến thôi là tưởng chừng những mệt mỏi ở phố xá thị thành biến mất rồi đấy. Toàn cảnh chùa có diện tích hơn 10.000 mét vuông, gồm 2 khu là Ngoại viện (nơi thờ cúng và sinh hoạt) và Nội viện (nơi dành để tĩnh tu).
Ngôi chùa được xây dựng bằng vật liệu xây dựng hiện đại chắc chắn nhưng xét theo tổng thể vẫn mang kiến trúc cổ kính, hoà chung đường nét với vùng đất xứ “Thần Kinh”. Chùa Huyền Không Huế toạ lạc trong khuôn viên cây xanh mênh mông, với tổng diện tích 6000 mét vuông. Điều đó tạo nên khung cảnh yên bình, tĩnh lặng cho việc tu hành.
Ngôi chùa được thiết kế theo không gian vườn tược, nên vì thế mà người dân thường gọi là ngôi chùa vườn. Các công trình nhân tạo trong chùa cũng trở nên nên thơ hơn bao giờ hết, tạo nên cảnh vật thanh tịnh chốn tu hành: Yên Hà các, Thanh Tâm viên, Hứa Nhất Thiên viên… Những du khách thập phương khi đến đây đều rất thích thú bởi hệ sinh thái an lành, được hoà mình vào thiên nhiên, là chốn thiền môn an yên tâm hạnh.
Nét đặc biệt chùa Huyền Không Huế
Huyền Không Sơn Thượng có một nét đặc biệt là Bảo Tháp Đại Giác. Ngôi tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp Mahā Bodhi Gāya ở Ấn Độ với một tỉ lệ nhỏ hơn.Tổng chiều cao của tháp là 37 mét, tháp còn có 4 tháp phụ xung quanh có chiều cao 24 mét, chiều dài cạnh đáy ngang là 15,4m, cạnh đáy dọc là 9,4m. Vật liệu để xây dựng của tháp là gạch đất sét nung có hệ thống bê tông, hệ dầm làm khung chịu trọng lực. Không hiển nhiên mà bốn tháp phụ được xây lên, không chỉ mang tính trang trí mà còn tạo sự cân bằng trọng lực khi xảy ra mưa bão hoặc động đất bất thường.
>>> Đặt tour du lịch Huế thăm thú cảnh sắc thiền môn
Toà tháp có tầng nền để làm đế trụ và phía trên là nhóm quần thể tháp 5 ngôi. Bên trong ngôi tháp chính có không gian rất rộng nên được chia thành 6 tầng khác nhau. Không thể phủ nhận rằng nhờ có sự hiện diện của tháp Đại Giác mà chùa Huyền Không Huế có phần thêm “Tây” hơn, lạc vào đây cứ ngỡ ở đất nước Ấn Độ thu nhỏ vậy.
Cảnh sắc nơi thiền môn
Không chỉ có Bảo tháp nổi bật mà ngôi chùa Huyền Không Huế còn thu hút khách thập phương đến đây bởi khung cảnh cổ kính pha lẫn với những giá trị truyền thống của Huế mộng mơ, mà còn có thêm chút đẹp tinh tế của phong cách Nhật Bản nơi chốn thanh tịnh.
Đến cửa thiền Huyền Không, không chỉ có đặc sắc của đạo Phật mà còn là giá trị văn hoá nhân văn của xứ Thơ. Dọc theo triền núi dọc con đường lên chùa là du khách sẽ gặp những tấm bia đá khắc chữ bằng những chữ thư pháp. Mặc dù đã bị phong hoá dần theo thời gian, nhưng vẫn cho ta nhiều sự suy nghĩ về thế thái, nhân hình. Du khách sẽ thấy sự triết lý qua cảnh qua tình, từ đó ngẫm về cuộc sống.
Với kiểu kiến trúc mái Lương Đình ngói đỏ, hàng cột gỗ lim bóng nhẵn, những chiế đèn lồng bay nhẹ trong làn gió. Điều đó tạo nên một không gian yên tĩnh, hoàn toàn cách biệt so với cố đô đèn hoa phố thị.
Kiến trúc truyền thống của chùa Huyền Không Huế còn nổi bật lên qua các thiết kế như vì kèo, xuyên xà độc đáo của người Việt. Những đường nét chạm khắc cũng rất là tinh tế và công phu, từ những cây cột cho đến mái nhà đều nằm trong tổng thể cân bằng với nhau. Hơn hết, những bức phù điêu đắp lộng gam màu xanh lam và trắng với biểu tượng long, lân, quy, phượng càng toát lên dấu ấn văn hoá tiêu biểu của cung đình Huế từ xưa đến nay.
Không gian trong khuôn viên chùa luôn xanh rì với hàng loạt cây cảnh có giá trị. Đặc biệt nhất là 500 giỏ phong lan quý, được chăm sóc tỉ mỉ, khoe hoa sắc thắm rực rỡ. Thử đi dạo trong khuôn viên của ngôi chùa, du khách sẽ được thả mình vào khoảng không gian xanh thơ mộng, đúng với tính cách con người Huế.
Đến đây thôi bạn đã thấy hào hứng với ngôi chùa xinh đẹp này đúng không nào? Những giá trị tuyệt mỹ khác mà Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia tin rằng là đang đợi chờ bạn khám phá đó.