Hướng dẫn từ A – Z thủ tục làm hộ chiếu đơn giản

Hộ chiếu là giấy tờ quan trọng đóng vai trò như một “tấm vé thông hành” cho bạn khi có nhu cầu đi nước ngoài. Vậy thủ tục làm hộ chiếu có dễ không?Hồ sơ gồm những giấy tờ gì?

Thủ tục làm hộ chiếu
Thủ tục làm hộ chiếu cần giấy tờ gì?

Khái niệm về hộ chiếu (passport)

Hộ chiếu là giấy tờ do Chính phủ cấp cho công dân nước mình như một giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. Hay nói cách khác khi bạn được cấp hộ chiếu, có nghĩa nhà nước Việt Nam xác nhận bạn là công dân Việt Nam có đủ quyền và lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và được phép đi nước ngoài.

Khi ở nước ngoài, hộ chiếu còn có tác dụng như một chứng minh thư phiên bản quốc tế. Bởi vì trong đó có ghi rõ mục quốc tịch, đặc điểm nhận dạng của một người như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh, chữ ký,…

Các loại hộ chiếu

Có 3 loại hộ chiếu được sử dụng phổ biến ngày nay:

Popular passport (Hộ chiếu phổ thông): Là loại hộ chiếu phổ biến cho mọi công dân Việt Nam. Hộ chiếu này có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp và được quyền đến tất cả các nước.

Official passport (Hộ chiếu công vụ): Là loại hộ chiếu cấp cho quan chức chính phủ khi ra nước ngoài thực hiện công vụ. Hộ chiếu này có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp và được quyền đến tất cả các nước.

Diplomatic Passport (Hộ chiếu ngoại giao): Là loại hộ chiếu cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ đi nước ngoài công tác. Hộ chiếu có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp và được quyền đến tất cả các nước.

Thủ tục làm hộ chiếu
Có các loại hộ chiếu nào?

Thủ tục làm hộ chiếu như thế nào?

Những hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị

– 01 tờ khai theo mẫu .

– 02 ảnh 4 x 6, phông nền trắng (ảnh chụp không quá 06 tháng).

– Giấy chứng minh nhân dân (nếu tạm trú phải xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp để kiểm tra, đối chiếu).

* Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu do mẹ hoặc cha khai và ký thay và phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú (hoặc tạm trú) xác nhận.

– 01 bản sao giấy khai sinh.

* Đối với trường hợp cần cấp lại hộ chiếu:

– Trường hợp mất hộ chiếu: Nộp đơn trình báo hoặc giấy xác nhận đã trình báo bị mất hộ chiếu.

– Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu còn thời hạn nhưng có nhu cầu cần cấp lại: Nộp lại hộ chiếu cũ.

– Trường hợp tách trẻ em trong hộ chiếu của cha (hoặc mẹ): Nộp hộ chiếu của cha (hoặc mẹ), 01 tờ khai và 02 ảnh cỡ 4 x 6 của trẻ em, 01 tờ khai và 02 ảnh cỡ 4 x 6 của cha (hoặc mẹ).

Thủ tục làm hộ chiếu
Thủ tục làm hộ chiếu như thế nào?

Cách thức thực hiện

– Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả.

– Ủy thác cho cơ quan , tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Nộp hồ sơ ở đâu?

Khi làm hộ chiếu phổ thông, bạn cần nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố. Còn hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ được cấp tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

Lệ phí làm hộ chiếu là bao nhiêu?

Mức phí làm hộ chiếu được tính cụ thể trong các trường hợp:

– Cấp mới hộ chiếu phổ thông: 200.000 VNĐ/cuốn.

– Làm lại hộ chiếu do mất, mờ ảnh, dính mực,…: 400.000 VNĐ/cuốn.

– Đối với hộ chiếu đã hết hạn, lệ phí gia thêm thời hạn sử dụng: 200.000 VNĐ/cuốn.

– Cấp hộ chiếu cho trẻ em cùng với sổ của bố hoặc mẹ: 50.000 VNĐ/cuốn.

– Sửa, thêm thông tin trên hộ chiếu: 50.000 VNĐ/cuốn.

Hộ chiếu có khác với thị thực?

Thủ tục làm hộ chiếu
Phân biệt passport và visa

Hộ chiếu (passport) và thị thực (visa) là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, đối với những ai lần đầu xuất ngoại thì không tránh khỏi sự nhầm lẫn.

Một người cần visa khi họ cần xin phép nhập cảnh và lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác (nếu quốc gia, vùng lãnh thổ đó chưa có chính sách miễn visa cho công dân Việt Nam). Và khi cần xuất, nhập cảnh dưới sự bảo hộ của nhà nước, người ta sẽ cần hộ chiếu.

Để làm thủ tục xin visa thì cần có hộ chiếu, không có hộ chiếu thì thủ tục visa không được hoàn thành. Tùy theo quy định của mỗi nước, visa thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu. Một số nước hoặc vùng lãnh thổ cũng có hình thức cấp visa rời.

Hy vọng với những thông tin mà Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia cung cấp trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ được cách phân biệt visa và hộ chiếu, đồng thời biết thủ tục làm hộ chiếu như thế nào.

Xem thêm: Làm thế nào để khai lý lịch tư pháp trực tuyến?

One thought on “Hướng dẫn từ A – Z thủ tục làm hộ chiếu đơn giản

  1. Kính gửi Đại sứ quán Việt nam tại Slovakia.
    Gia đình tôi đang sinh sống tại Bratislava, Slovakia. Chúng tôi có con trai năm nay 6 tuổi, cháu có hộ chiếu đã hết thời hạn, nay muốn ra hạn.
    Xin hỏi ĐSQ một số vấn đề sau:
    1. Tờ khai, lấy ở đâu và làm cách nào?
    2. Các loại giấy tờ chuẩn bị là gì?
    3. Ảnh chụp là như thế nào?
    4. Tôi muốn thực hiện nộp trực tiếp thì có cần cháu nó đi theo ko? Hay phải làm gì không?
    5. Thời gian nào tôi có thể đến ĐSQ làm việc được.
    Tôi xin cảm ơn ĐSQ rất nhiều, mong rằng sớm nhận được hồi đáp.
    Xin chân thành cảm ơn.!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.